Thói quen liếm môi tốt hay xấu? Cách hạn chế liếm môi hiệu quả
Thứ sáu Tháng bảy 14, 2023
Thói quen liếm môi tốt hay xấu?
Liếm môi là thói quen thường thấy ở nhiều cô nàng, xuất hiện phổ biến vào những ngày hè nóng bức hoặc mùa đông lạnh giá. Trong dịp thời tiết hanh khô, nắng gắt, cơ thể hay bị mất nước khiến đôi môi nhanh khô, bong tróc hơn. Do đó, một số người đã thực hiện thao tác liếm môi với hy vọng khắc phục tình trạng trên.
Tuy nhiên, việc liếm môi lại là thói quen không tốt, vì nó không chỉ khiến môi dần mất đi lớp dầu bảo vệ môi tự nhiên mà còn làm cho đôi môi khô căng, thâm sạm và xấu xí hơn nhiều.
Các tác hại của thói quen liếm môi
Như đã chia sẻ ở trên, liếm môi là thói quen xấu gây ra nhiều ảnh hưởng cho đôi môi. Cụ thể, nếu thực hiện thường xuyên có thể gây ra những tác hại như:
Khiến môi khô hơn
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trong bước bọt của chúng ta có chứa thành phần amylase (loại men tinh bột có tính dính). Khi liếm môi, lớp dính này sẽ bao quanh môi, tạo cảm giác mềm hơn. Tuy nhiên, nếu chúng tiếp xúc với không khí thì phần nước dần bay hơi đi và để lại amylase khiến da môi dần co lại, khô căng, nứt nẻ nhiều.
Vi khuẩn dễ dàng phát triển
Trong lưỡi và nước bọt chứa nhiều vi khuẩn gây hại nên khi liếm môi, lớp vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập trên da môi. Nếu tiếp xúc với các tia nắng mặt trời, khói bụi bên ngoài sẽ tạo điều kiện để chúng dễ dàng sinh sôi, phát triển.
Các loại vi khuẩn này sẽ dần tiến vào khoang miệng, gây ra các bệnh liên quan tới tiêu hóa cùng một số căn bệnh nguy hiểm khác.
Gây thâm môi
Đặc tính da môi của chúng ta mỏng hơn nhiều so với những khu vực khác trên cơ thể. Hơn nữa, da lại càng mỏng, dễ bong tróc khi tiếp xúc với nước bọt.
Lớp da môi bong tróc tiếp xúc với không khí cùng một số tác nhân gây hại khác bên ngoài môi trường như ánh nắng, khói bụi,… sẽ khiến chúng nhanh bị thâm đen, môi dần không còn hồng hào, căng mọng giống như trước nữa.
Gây viêm da và viêm môi
Trong nước bọt chứa nhiều enzym tiêu hóa có tác dụng phá vỡ thức ăn, chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng để cơ thể dễ dàng hấp thụ. Tuy nhiên, việc liếm môi trong vô thức sẽ khiến các enzym này gây ra hiện tượng ăn mòn da, viêm da, khiến môi bong trước, đau rát rất khó chịu.
Tăng nguy cơ nuốt phải các chất độc từ son chất lượng kém
Trong son môi có chứa chì cùng nhiều hóa chất khác, dù những thỏi son đắt tiền thì chúng cũng sở hữu một hàm lượng nhất định. Do đó, hành động liếm môi có thể khiến lưỡi dính hóa chất.
Nếu hành động liếm môi lặp lại nhiều lần sẽ vô tình đưa chất độc từ son ngấm dần vào cơ thể, gây ra các căn bệnh tiêu hóa cùng nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Cách cải thiện thói quen liếm môi độc hại
Có thể thấy, liếm ẩm môi chính là một trong những hành động tưởng chừng như vô hại nhưng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho cơ thể. Do đó, bạn hãy lưu ý áp dụng các cách dưới đây để “cai nghiện” thói quen độc hại này.
Cung cấp dưỡng ẩm cho môi
Nguyên nhân chính khiến chúng ta thường hay liếm môi đó chính là do khô căng. Vậy nên, để cải thiện thói quen này, bạn hãy cung cấp nước nhiều cho cơ thể, chăm sóc môi bằng mặt nạ chuyên dụng, sử dụng son dưỡng cho đôi môi vào những ngày thời tiết lạnh khô hoặc nắng nóng.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tận dụng dưỡng ẩm cho đôi môi bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên như: nha đam, mật ong, dầu oliu, dầu dừa,… Đây đều là những loại nguyên liệu gần gũi, rẻ tiền nhưng sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc dưỡng môi.
Tránh dùng son có mùi ngọt
Hiện nay, nhiều thương hiệu son đã tạo ra các dòng son có mùi hương ngọt ngào, hấp dẫn nhằm thu hút người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc sử dụng những sản phẩm này sẽ vô tình khiến thói quen liếm môi lặp lại nhiều lần.
Do đó, cách hiệu quả nhằm cải thiện thói quen liếm môi đó chính là ngừng sử dụng những dòng son có mùi hương ngọt. Đợi đến khi cai hẳn thói quen này thì bạn mới sử dụng lại các sản phẩm ấy.
Tránh các thói quen hồi hộp, căng thẳng
Một số người trong những lúc hồi hộp, căng thẳng hoặc quá lo lắng sẽ có thói quen liếm môi. Do đó, bạn hãy xây dựng cuộc sống lành mạnh, nên hạn chế stress, căng thẳng để giảm thiểu hành động liếm ướt môi.
Một số cách giúp khắc phục tình trạng môi khô, hạn chế liếm môi
Bên cạnh việc áp dụng các cách cai nghiện như đã chia sẻ trên, bạn cũng cần tập trung vào yếu tố khắc phục tình trạng khô môi để giúp đôi môi trở nên mềm mại, mịn màng, tránh thói quen liếm môi.
Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng môi khô mà không cần phải liếm môi, cùng Tạp chí phun thêu tìm hiểu nhé!
- Hãy uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất 2 lít nước để cơ thể không bị thiếu nước, giúp da và môi căng mọng, mịn màng.
- Cần che chắn cho da và đôi môi để bảo vệ môi tránh khỏi những tác nhân gây hại từ môi trường ngoài như: Khói bụi, ánh nắng, vi khuẩn,…
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu rau xanh và trái cây để cung cấp khoáng chất thiết yếu, chất xơ cho cơ thể khỏe mạnh từ sâu bên trong, nuôi dưỡng đôi môi mịn màng, căng mọng.
- Dùng son dưỡng cho môi vào ban đêm để môi được tái tạo tế bào, dần mềm mịn và khỏe mạnh hơn.
- Trường hợp môi bị khô, nứt nẻ, bạn hãy rửa sạch lại bằng nước ấm rồi bôi thêm lớp dầu ăn hoặc glycerin để khắc phục nhanh chóng.