Chàm môi là gì? Cách điều trị chàm môi hiệu quả
Thứ sáu Tháng bảy 14, 2023
Chàm môi là bệnh lý gì?
Chàm môi là tình trạng viêm da khá phổ biến, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà các triệu chứng như da nứt nẻ, tróc vảy xuất hiện. Nếu bệnh lý này kéo dài có thể lây lan sang những vùng da khác xung quanh miệng với hiện tượng mụn nước, phù nề. Bệnh nhân thường hay cảm thấy ngứa rát khó chịu, ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt mỗi ngày.
Bệnh chàm môi liên quan trực tiếp đến một số yếu tố như miễn dịch, di truyền. Theo các chuyên gia, người bị chàm môi thường do cơ địa, không liên quan tới virus hoặc vi khuẩn.
Chính vì vậy, bệnh sẽ không lây lan đến người khác bằng con đường tiếp xúc, sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, chàm môi vẫn gây khó chịu vì dễ tái lại nhiều lần, khiến môi thâm sạm, nhạy cảm hơn.
Nguyên nhân, dấu hiệu bị chàm môi
Sau khi đã tìm hiểu chàm môi là gì, tiếp theo chúng ta sẽ khám phá nguyên nhân cũng như một số triệu chứng của căn bệnh này nhé!
Bạn có thể phát hiện ra bệnh chàm môi thông qua một số triệu chứng như: da khô, bong tróc, xuất hiện mụn nước quanh miệng. Ban đầu, bạn sẽ cảm thấy môi bị bong ra thành từng mảng lớn, viền môi trở nên ngứa, sẫm màu và đau rát.
Trong giai đoạn này, người bệnh hay dễ nhầm lẫn triệu chứng chàm môi và khô môi nên hay chủ quan, chỉ thoa kem dưỡng mà không đi khám. Trường hợp nặng có thể gây ra lở loét, mụn nước mọc thành từng đám, môi nứt sâu vào trong.
Thậm chí nhiều người còn hay bị sưng, cứng môi dẫn tới việc nói chuyện, giao tiếp khó khăn. Người ta có thể phân loại chàm môi thành các thể khác nhau như:
Viêm môi do tiếp xúc kích ứng
Bệnh xuất hiện ở cả môi trên lẫn dưới, lan rộng sang các khu vực xung quanh. Chủ yếu bắt nguồn từ thói quen liếm môi cũng như những ảnh hưởng từ môi trường như không khí lạnh, nhiệt độ thấp. Bên cạnh đó, nguyên nhân còn có thể do kích ứng với mỹ phẩm hoặc thực phẩm.
Viêm môi do tiếp xúc dị ứng
Khi chúng ta tiếp xúc với những chất gây dị ứng như đồ trang điểm, sơn móng tay, kem chống nắng, kem đánh răng, vật dụng nha khoa, thực phẩm,… cơ thể sẽ bắt đầu phản ứng gây ra tình trạng viêm da môi.
Viêm môi do cơ địa
Viêm môi thường bắt nguồn từ yếu tố di truyền hoặc cơ địa, trong gia đình có người từng bị bệnh chàm môi. Bên cạnh đó, đôi khi việc căng thẳng hoặc thay đổi hormone, nội tiết tố ở nữ cũng chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng chàm môi xuất hiện.
Chàm môi không phải là bệnh lây nhiễm, thế nhưng nếu căn bệnh này bắt nguồn do bội nhiễm nấm vẫn có thể lây lan. Những người đang có vết thương hở môi rất dễ gây mắc chàm nên cần phải hết sức cẩn trọng.
Khi đến bệnh viện, bạn sẽ được đội ngũ y, bác sĩ kiểm tra kỹ càng vùng môi bên trong khoang miệng và các vùng da xung quanh. Nhiều trường hợp cần phải lấy mẫu để kiểm tra những bệnh nhiễm trùng khác như nấm Candida.
Bị chàm môi có tự khỏi được không? Cách chữa hiệu quả
Bị chàm môi có tự khỏi không là câu hỏi chung của nhiều người hiện nay. Nếu môi của bạn chỉ khô và bong tróc thì vẫn tự khỏi được nếu biết cách chăm sóc. Tuy nhiên, quá trình này mất rất nhiều thời gian, chưa kể đến các nguy cơ gây ra thâm hoặc sẹo về sau.
Chàm môi được đánh giá là bệnh viêm da mãn tính, do đó sẽ khó điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chữa trị tại nhà thông qua các phương pháp sau:
Thay đổi chế độ ăn uống
Cần tránh xa những loại thực phẩm dễ gây kích như đậu phộng, hải sản hoặc các món ăn có tỷ lệ đạm cao như thịt bò, nội tạng động vật. Thay vào đó, bạn hãy tích cực bổ sung rau xanh, hoa quả để tăng sức đề kháng, hỗ trợ da nhanh lành.
Bác sĩ cũng sẽ khuyên bạn nên hạn chế dùng các loại đồ uống chứa các chất kích thích như bia, rượu hoặc cà phê. Đồng thời, bổ sung thêm những loại thực phẩm giàu omega-3, kẽm, đơn cử như: cá hồi, dầu cá, đậu hà lan,…
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt
Ngoài việc ăn uống thì bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề trong chế độ sinh hoạt để vết chàm trên môi không bị lở loét, lây lan như:
- Uống đủ nước hằng ngày, ngủ nghỉ thật khoa học
- Ưu tiên các loại son có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, lành tính, hạn chế dùng những sản phẩm chứa chì
- Vệ sinh da mặt và môi thường xuyên, giữ cho tinh thần thật sự thoải mái, hạn chế việc thức khuya
- Tránh dùng các món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng, không liếm môi hoặc sử dụng tay cạy bóc vảy
Dưỡng môi ngay tại nhà
Khi bị chàm môi ở mức độ nhẹ, bạn có thể xử lý ngay tại nhà bằng những loại kem dưỡng ẩm như vaseline, son dưỡng chứa thành phần từ vitamin E, bơ, dầu dừa,… đồng thời thoa nhiều lần trong ngày để môi không bị khô ráp.
Một số mẹo dân gian sử dụng lá sim hoặc lá ổi, đem đun sôi, lấy nước cô đặc rồi thoa lên môi nhiều lần trong ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng dầu dừa hoặc mật ong, nha đam để dưỡng môi.
- Sử dụng mật ong trị chàm môi: Hãy vệ sinh sạch sẽ vùng môi rồi thoa một lớp mỏng mật ong nguyên chất lên, có thể để qua đêm rồi vệ sinh lại bằng nước sạch vào sáng hôm sau.
- Dầu dừa trị chàm môi: Sử dụng dầu dừa nguyên chất thoa lên khu vực bị chàm một lớp mỏng và massage nhẹ nhàng vài phút. Giữ nguyên qua đêm rồi rửa lại bằng nước sạch khi vừa ngủ dậy.
- Sử dụng lá ổi trị chàm môi: Rửa sạch lá ổi, để ráo nước rồi đem giã nhuyễn sau đó lấy nước cốt thoa lên vùng da bị chàm, bạn cũng có thể làm tương tự đối với lá sim.
- Trị chàm môi bằng lá trầu không: Dùng lá trầu không đem rửa sạch, giã nát, lọc lấy phần nước sau đó pha loãng với nước. Bạn hãy dùng tăm bông chấm nước cốt vừa thu hoạch được rồi thoa lên môi để giảm khô rát.
Các mẹo dân gian thường có ưu điểm là lành tính nhưng không mang đến hiệu quả nhanh chóng. Đôi khi áp dụng sai cách hoặc quá liều lượng sẽ khiến bệnh nặng hơn, gây ra biến chứng nhiễm khuẩn hay bội nhiễm.
Theo chuyên gia, những cách trị chàm môi nêu trên đều có công dụng giảm bớt triệu chứng khó chịu của bệnh chứ không thể điều trị một cách dứt điểm. Do đó, bạn cần xem đây chính là phương pháp hỗ trợ, không quá phụ thuộc vào các mẹo dân gian này.
Trường hợp bị chàm môi do dị ứng son hoặc thức ăn, bạn nên để ý kỹ và hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên này để tránh làm bệnh tái phát. Nếu bạn xuất hiện dấu hiệu chàm môi nặng như chảy dịch, mụn nước thì cần phải đi viện càng sớm càng tốt.
Dùng thuốc bôi chàm môi
Hiện nay, người ta vẫn chưa tìm ra loại thuốc đặc trị chàm môi mà chủ yếu là làm giảm triệu chứng bệnh. Tùy theo từng mức độ nghiêm trọng mà các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn để kiểm soát những dấu hiệu xuất hiện trên da.
Bệnh chàm môi rất khó chữa khỏi hoàn toàn, thỉnh thoảng khi gặp điều kiện phù hợp, bệnh sẽ nhanh chóng tái phát trở lại. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện sớm, chữa trị đúng cách cũng sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.
Sau đây là một số loại thuốc bôi chàm môi được nhiều người sử dụng phổ biến hiện nay:
- Kem thoa chàm môi Corticoid: Sản phẩm này giúp hỗ trợ điều trị các loại chàm da, bao gồm cả chàm môi. Corticoid có khả năng chống viêm, giảm đau rát, khó chịu do bệnh lý gây ra. Bạn chỉ cần thoa một lớp mỏng lên vùng da bị tổn thương, da sẽ được làm dịu, giảm sưng tấy một cách nhanh chóng.
- Thuốc kháng histamin: Đây là thuốc kê đơn, dù có công dụng làm giảm các triệu chứng bệnh nhưng nó rất dễ gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, buồn ngủ.
- Các loại kem dưỡng ẩm: Giúp giảm tình trạng bong da hoặc khô môi, nhưng bạn cần phải sử dụng những sản phẩm uy tín, chiết xuất từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn, tránh gây kích ứng da.
- Thuốc kháng sinh: Một số trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng môi hoắc viêm nhiễm nặng thì cần phải sử dụng thêm các loại thuốc kháng sinh do bác sĩ kê.
Chàm môi bao lâu mới khỏi?
Nhiều người thắc mắc chàm môi bao lâu mới khỏi? Thời gian điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh nặng hoặc nhẹ. Thông thường thì bạn sẽ cảm nhận được làn da mịn màng, ít ngứa, giảm triệu chứng chỉ sau 1 – 2 tuần.
Phải tới 1 tháng sai thì vết chàm mới biến mất hoàn toàn, trả lại làn môi sáng màu như bình thường. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tuân thủ dựa theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp với việc vệ sinh môi đúng cách để vết chàm nhanh chóng lành hơn.
Phương pháp ngăn ngừa chàm môi
Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng chàm môi bằng cách thực hiện một số lưu ý sau:
- Giảm stress và căng thẳng: Căng thẳng kéo dài dễ gây ra nguy cơ rối loạn tự miễn, làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể. Lúc này, khả năng bị dị ứng do các dị nguyên ngoài môi trường trở nên cao hơn, dễ bùng phát tình trạng chàm môi.
- Dưỡng ẩm đầy đủ: Bạn cần tập thói quen dưỡng ẩm thường xuyên vào mỗi buổi sáng và tối, hạn chế liếm môi vì sẽ dễ gây ra tình trạng bong tróc, khô da nghiêm trọng.
- Bảo vệ môi mỗi khi thay đổi thời tiết: Khi thời tiết giao mùa trở nên quá nóng hoặc lạnh sẽ khiến môi nhanh khô, nứt nẻ. Giai đoạn này, bạn cần phải có biện pháp chủ động ứng phó, bảo vệ môi một cách cẩn thận.
- Tránh xa những món gây dị ứng: Nếu bạn bị chàm môi do nguyên nhân dị ứng, hãy lưu ý tránh xa các loại thực phẩm hoặc sản phẩm chứa chất gây ngứa, nổi mẩn đỏ trên da.